Môi trường Internet phát triển với tốc độ chóng mặt đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích thông qua các dữ liệu, hình ảnh, video v.v… Vậy với hàng tấn dữ liệu được chia sẻ trực tiếp trên môi trường trực tuyến thì đâu sẽ là nơi đảm bảo có thể “ôm trọn” tất cả các những thông tin này? Đó chính là nhiệm vụ của Hosting, một trong những yếu tố không thể thiếu khi bạn muốn xây dựng website. Vậy hosting là gì? Hosting hoạt động như thế nào? Có bao nhiêu loại Hosting?
Trong bài viết này, CloudCore sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm về hosting là gì và tất cả những vấn đề liên quan đến hosting mà bạn cần biết.
Khái niệm hosting là gì?
Chắc hẳn bạn đang rất nóng lòng muốn tìm hiểu ngay hosting là gì rồi phải không. CloudCore sẽ giải đáp ngay cho bạn nhé!
Hosting là gì?
Hosting (hay còn gọi là web hosting) là dịch vụ lưu trữ và duy trì website. Mỗi website để hoạt động cần lưu trữ dữ liệu trên một máy chủ (server) kết nối Internet và hoạt động 24/7. Hosting là không gian trên máy chủ để lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trực tuyến. Đồng thời đây cũng là nơi để trao đổi thông tin, giao dịch giữa website với người dùng. Nếu không có hosting thì website chỉ sử dụng được trên máy tính của bạn mà không chia sẻ cho người khác được.
Nói một cách đơn giản, nếu website là cửa hàng trực tuyến thì hosting chính là mảnh đất để bạn xây dựng cửa hàng ấy và tên miền (Domain) chính là địa chỉ chính xác của cửa hàng Online để khách hàng dễ dàng “tìm đường đến” gian hàng của bạn mỗi khi có nhu cầu.
Qua đó có thể khẳng định rằng, để xây dựng một website 2 yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải có đó là: mua cho mình một mảnh đất – Hosting và đăng ký địa chỉ nhà – Domain.
- Các thông số và tính năng của hosting
Dung lượng lưu trữ của hosting (Storage): Gồm 2 loại là SSD có tốc độ xử lý nhanh chóng hơn HDD nên giá sẽ cao hơn. Dung lượng phải đủ lớn để lưu trữ đầy đủ các thông tin của website. - Hệ điều hành: Gồm 2 hệ chính là Windows và Linux. Linux sẽ vận hành website tốt hơn Windows.
- Băng thông hosting (bandwidth): Lượng dữ liệu truyền đi trong 1 tháng hay băng thông của hosting phải đủ lớn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng web. Bạn có thể liên hệ nhà cung cấp hosting để mở rộng thêm.
- Tốc độ: Thời gian từ lúc bắt đầu truy cập web đến khi hiển thị toàn bộ thông tin trên web tối ưu là khoảng 3 – 5 giây. Vì thế máy chủ cần có cấu hình lớn, đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo thông tin thông suốt.
- Hỗ trợ: Bạn cần đăng ký những gói hosting có chất lượng và đội ngũ hỗ trợ, khắc phục sự cố kịp thời và hiệu quả.
- Khả năng chịu tải: Website lớn có thể có hàng nghìn người dùng nên khả năng chịu tải phải cao để tránh website bị báo lỗi, giảm trải nghiệm người dùng.
Phương thức hoạt động của hosting
Đến đây, thắc mắc về khái niệm Hosting là gì đã được giải đáp trọn vẹn. Vậy Hosting sẽ hoạt động như thế nào để lưu trữ kho dữ liệu khổng lồ của mỗi website? Để hiểu rõ về phương thức hoạt động của web hosting, Viết Bài Xuyên Việt sẽ chia thành 2 vai trò khác nhau như sau:
Đối với nhà cung cấp dịch vụ hosting
Họ sẽ chuẩn bị máy chủ server lưu trữ và chia sẻ tài nguyên trên server thành những không gian lưu trữ nhỏ hơn gọi là hosting. Nhà cung cấp sẽ điều chỉnh những thông số hosting phù hợp với yêu cầu trong gói cước mà người dùng đăng ký thuê hosting.
Đối với người dùng, người thuê web hosting
Người thuê hosting sẽ tải các file dữ liệu lên hosting và cấu hình hoạt động cho các file vừa đăng tải. Từ đó, bạn có thể truy cập hosting từ những thiết bị kết nối mạng bằng cách nhập tên miền hoặc địa chỉ IP lên thanh tìm kiếm của trình duyệt. Hosting sẽ truy xuất dữ liệu thích hợp và trả về các thông tin mà bạn vừa yêu cầu
Thông thường mỗi gói hosting sẽ có thời hạn sử dụng, dung lượng lưu trữ nhất định. Khi có nhu cầu mở rộng dung lượng cho website hoặc gia hạn tiếp thời gian thuê host, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp hosting, họ sẽ giúp bạn giải quyết mọi yêu cầu.
Các loại website Hosting phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hosting được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa các yêu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có 5 loại web hosting phổ biến nhất: Share hosting, VPS hosting, Cloud Hosting, WordPress hosting và cuối cùng là Dedicated Server Hosting.
Shared Hosting
Shared Hosting là dịch vụ lưu trữ thông tin website với rất nhiều máy chủ được kết nối bằng hệ thống Internet. Đây là gói hosting được cài sẵn các ứng dụng cần thiết cho việc thiết kế website. Loại hosting này được dùng phổ biến vì phù hợp với yêu cầu của người thuê hosting, dễ sử dụng và giá thành rẻ.
VPS Hosting
VPS Hosting (Virtual Private Server – máy chủ ảo riêng) là máy chủ vật lý sẽ được tiến hành cài đặt ứng dụng ảo để tạo ra nhiều máy chủ ảo. Loại web hosting này thường dành cho những website hoặc blog có lưu lượng traffic trung bình khoảng từ 8.000 đến 100.000 lượt trong 1 ngày.
Cloud Hosting
Cloud Hosting được vận hành dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Dịch vụ hosting cho phép bạn đặt website lên vùng đám mây và cho phép gộp tài nguyên từ nhiều server vật lý. Ưu điểm lớn của loại hosting này là mọi site đều không bị tác động khi máy chủ bị lỗi hỏng.
WordPress Hosting
WordPress Hosting là một dạng của Shared Hosting. Nó được thiết kế chủ yếu dành cho website WordPress. Các máy chủ sẽ được thiết kế với cấu hình riêng, các site được gắn plugin và theme cài sẵn. Vì thế, loại này rất phù hợp với những người mới tập làm quen với hosting.
Dedicated Server Hosting
Dedicated Server Hosting là một server vật lý được thiết kế dành riêng cho người dùng. Người dùng có toàn quyền kiểm soát và cài đặt máy chủ nên tính bảo mật rất cao. Đương nhiên, mức phí phải chi trả để thuê hosting này khá cao, đồng thời đòi hỏi người sử dụng Dedicated Server Hosting phải có kỹ năng chuyên môn cao để có thể thực hiện các thao tác cài đặt hosting.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích cho bạn đọc khái niệm hosting là gì và cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến hosting mà bạn cần biết. CloudCore hy vọng bạn đã bổ sung, tích lũy cho mình một vốn kiến thức nhỏ về hosting và có những bước đầu xây dựng website tốt nhất nhé.