Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.
Cốt lõi của Cloud server là công nghệ điện toán đám mây. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cloud Server (Cloud VPS), các kiến thức cần biết nhằm đem đến cho người đọc những hiểu biết trực quan nhất về Cloud Server.
Cloud server là gì?
Trong những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin Internet càng ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó, các doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải đầu tư chi phí lớn cho khâu mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ (server). Tuy nhiên với sự ra đời của công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), các tổ chức doanh nghiệp sẽ không phải đầu tư chi phí quá lớn cũng có thể sở hữu 1 chiếc server (máy chủ) để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.
Các tổ chức doanh nghiệp có thể lựa chọn các máy chủ ảo hay VPS (Virtual Private Server) để có thể sử dụng như 1 server riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ngày nay các doanh nghiệp tổ chức có thể sử dụng công nghệ Cloud Server với hiệu quả và công nghệ cao hơn. Cloud server cung cấp một server riêng ảo giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, do đó Cloud server kế thừa các ưu điểm vượt trội của công nghệ điện toán đám mây mà sẽ không thể có được khi sử dụng các VPS thông thường.
So sánh giữa Cloud Server, VPS và Server riêng
Để thấy được những ưu điểm vượt trội của Cloud Server, hãy nghiên cứu bảng so sánh sau giữa hệ thống Cloud Server, VPS và Server riêng về các tính năng và ưu điểm của từng hệ thống:
1.Cloud Server (Cloud VPS):
- Tính sẵn sàng:
– Dữ liệu lưu trữ tập trung trên SAN, không lưu trên máy chủ vật lý.
– Dữ liệu được sao lưu (back-up) thường xuyên
– Nếu 1 server vật lý lỗi, Cloud server vẫn hoạt động bình thường và ổn định - Khả năng mở rộng:
– Ngay lập tức khi có nhu cầu mở rộng.
– Có thể hạ cấp server nếu thấy không cần thiết sử dụng nhiều tài nguyên như vậy.
– Giúp tiết kiệm chi phí với khả năng sử dụng tài nguyên khá linh hoạt. - Chi Phí:
– Chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng (CPU, RAM, băng thông…)
– Có thể mở rộng hoặc hạ thấp tài nguyên nếu cần để tiết kiệm chi phí
2. VPS:
- Tính sẵn sàng:
– Chạy trên máy chủ vật lý
– Các server vật lý có thể treo vào các thời gian cao điểm dẫn đến các VPS có thể ngưng hoạt động. - Khả năng mở rộng:
– Tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng.
– Do máy chủ vật lý không đủ tài nguyên nên không thể nâng cấp tài nguyên lớn là hạn chế lớn nhất - Chi Phí:
– Trả tiền theo cấu hình VPS
– Sử dụng chung máy chủ khiến VPS bị phụ thuộc
3. Server riêng:
- Tính sẵn sàng:
– Dữ liệu được lưu trên máy chủ vật lý à rủi ro
– Bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu nếu 1 HDD bị hỏng.
– Tốn nhiều chi phí triển khai, backup - Khả năng mở rộng:
– Để mở rộng phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng à phức tạp.
– Downtime Server cao khi nâng cấp.
– Chi phí phần cứng cao. - Chi Phí:
– Trả tiền cho toàn bộ server vật lý.
– Phải trả chi phí hệ thống mạng, bảo trì máy chủ, điện… để duy trì server –> Tốn kém.
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.